Mọt đục cành cà phê và các biện pháp phòng trừ hiệu quả
Tóm tắt nội dung
Mọt đục cành cà phê là một trong những loại sâu bệnh phổ biến trên cây cà phê. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời mọt có thể tấn công lây lan từ cành này sang cành khác, cây này sang cây khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng và năng suất của vườn cà phê. Trong bài viết này, vựa cây giống Tiến Đạt sẽ cùng bà con tìm hiểu về mọt đục cành cà phê và các biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất.
Đặc điểm của mọt đục cành cà phê (Xyleborus morstatti)
Có nhiều chủng loài mọt, nhưng gây hại trên cây cà phê là loài mọt có tên khoa học Xyleborus morstatti (tên tiếng anh: Black twig borer) thuộc họ cánh cứng. Con trưởng thành có chiều dài khoảng 2mm, con cái có cánh cứng, màu nâu hoặc đen, con đực nhỏ hơn và không có cánh. Trước khi phát triển thành bọ trưởng thành, mọt trải qua giai đoạn trứng -> ấu trùng -> nhộng -> bọ trưởng thành.
- Trứng mọt có màu trắng kích thước từ 0.3 – 0.5mm
- Ấu trùng không có chân tựa con sâu với đầu màu nâu/đen, thân màu trắng sữa, chiều dài khoảng 2mm
- Nhộng màu trắng kem, dài gần bằng con trưởng thành
Đặc điểm gây hại của mọt đục cành cà phê
- Con cái ban đầu đục một lỗ nhỏ khoảng 1mm ở phía dưới cành, sau đó di chuyển vào phần giữa thân, làm tổ và đẻ trứng ở đó. Mỗi tổ có khoảng 30-50 trứng. Sau khi nở ấu trùng sẽ bám vào thành tổ, ăn thức do mọt cái mang vào.
- Vòng đời trung bình của mọt đục cành là 30-48 ngày. Trong đó, gian đoạn trứng: 5-6 ngày, ấu trùng: 12-15 ngày, nhộng: 7-8 ngày, con trưởng thành: 16-19 ngày.
- Mọt đục cành thường gây hại vào cuối mùa mưa đầu mùa khô (khoảng tháng 9-11 DL). Phát triển mạnh trên các vườn trồng cà phê giai đoạn kiến thiết (2-3 năm đầu). Khi nhộng lột xác thành con trưởng thành, mọt tiếp tục bay qua cành khác, cây khác gây hại. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời có thể bùng phát thành dịch.
- Mọt đục cành làm tổn thương hệ thống mạch dẫn, khiến cho phần cành bị mọt không được cung cấp nước và chất dinh dưỡng, héo rũ nhanh chóng rồi chết khô trên cây. Chẻ dọc cành sẽ thấy phần ruột bị rỗng, có trứng hoặc ấu trùng mọt bên trong.
- Các tổn thương do mọt gây ra còn là môi trường lý tưởng để các loại nấm tấn công và lây lan.
Biện pháp phòng trừ mọt đục cành cà phê
- Biện pháp canh tác:+ Thường xuyên dọn dẹp vườn tược, tạo độ thông thoáng, hạn chế các loại cây là ký chủ chung của mọt
+ Áp dụng đúng quy trình chăm sóc cà phê để cây khỏe mạnh, chống chịu sâu bệnh tốt hơn
+ Vào thời kỳ bọ gây hại mạnh cần thường xuyên kiểm tra vườn tược, phát hiện sớm và tiêu hủy các phần thân cành có dấu hiệu bị mọt tấn công
+ Sử dụng các giống cà phê sinh trưởng mạnh, kháng bệnh tốt - Biện pháp hóa học: Nên phun phòng ít nhất 1 lần/năm bằng các thuốc trừ sâu có tính thấm sâu, lưu dẫn mạnh. Khi thấy có mọt xuất hiện nhiều phun thành 2-3 lần mỗi lần cách nhau 7-10 ngày. Các thuốc chứa hoạt chất Diazinon, Abamectin, Alpha-cypermethrin + Chlorpyrifos Ethyl, Abamectin + Matrine cho thấy hiệu quả cao trong việc phòng trừ và tiêu diệt mọt đục cành. Các biện pháp hóa học kể trên cũng có thể áp dụng để phòng trừ rệp sáp hại cà phê, ve sầu hại cà phê, sâu đục cành cà phê, các loại rầy…
Các thuốc trừ mọt đục cành cà phê
- Thuôc chứa hoạt chất Diazinon (Diaphos 50EC)
- Thuôc chứa hoạt chất Abamectin (Tungatin 3.6EC)
- Thuôc chứa hoạt chất Alpha-cypermethrin+ Chlorpyrifos Ethyl (Careman 40EC)
- Thuôc chứa hoạt chất Abamectin + Matrine (Amara 55EC)
Trên đây là một số kinh nghiệm phòng trừ mọt đục cành cà phê mà chúng tôi tổng hợp được, bà con có kinh nghiệm hay xin chia sẻ để mọi người cùng biết, bằng cách sử dụng chức năng bình luận ở cuối bài, gửi thông tin về Email vuacaygiong.bmt@gmail.com hoặc Nhắn tin qua Fanpage: Giống cây trồng Tây Nguyên, xin cảm ơn
Xem thêm các bài viết về phòng trừ sâu hại, nấm bệnh trên cây cà phê tại liên kết sau
Thông tin mọt đục cành cà phê
- Mức độ phổ biến
- Mức độ gây hại
- Khả năng bùng phát thành dịch
- Khả năng phòng trừ