VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG TIẾN ĐẠT 304/57/1 Nguyễn Lương Bằng - TP.Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk
Điện thoại: 0944 333 855 - 0967 333 855
Giấy phép kinh doanh: 40A8026362

Bệnh nấm hồng cà phê (Corticium salmonicolor) và cách phòng trừ

Bệnh nấm hồng trên cây cà phê

Bệnh nấm hồng trên cây cà phê còn được gọi là bệnh mốc hồng, bệnh meo hồng hay bệnh phấn hồng. Đây là bệnh hại phổ biến trên nhiều giống cây trồng bao gồm tiêu, bơ, ca cao, cà phê… Trên cây cà phê bệnh chỉ đứng sau bệnh gỉ sắtbệnh khô cành khô quả. Gây hại quanh năm, bùng phát mạnh vào mùa mưa khi độ ẩm tăng cao. Bài viết này vườn ươm Tiến Đạt sẽ cùng bà con tìm hiểu về bệnh nấm hồng và cách phòng trừ, mời bà con cùng tham khảo

Bệnh nấm hồng trên cây cà phê
Bệnh nấm hồng trên cây cà phê

Nguyên nhân của bệnh nấm hồng cà phê

Bệnh do chủng nấm Corticium salmonicolor gây ra, loài nấm này thường phát triển mạnh vào mùa mưa, bắt đầu từ tháng 6-7, lên đỉnh điểm vào tháng 9 sau đó giảm dần. Thời điểm này thường có mưa kéo dài, độ ẩm trong đất và không khí tăng cao (>85%), nhiệt độ môi trường từ 28 – 30 độ C, tạo điều kiện thích hợp cho bào tử nấm hồng nảy mầm và lây lan. Đặc biệt đối với các vườn rậm rạp, trồng cà phê với mật độ quá dày

Triệu chứng của bệnh nấm hồng cà phê

Bệnh gây hại trên quả và cành, trường hợp không xử lý kịp thời sẽ lây qua các cành lớn và thân chính. Ban đầu vết bệnh xuất hiện là những đốm nhỏ màu trắng như bụi phấn. Sau phát triển thành mảng lớn hơn, trên bề mặt có phủ một lớp phấn mỏng màu hồng. Trên cành bệnh thường phát sinh từ phía dưới cành, trên quả là ở phần cuống quả, nơi tiếp xúc giữa 2 quả gần nhau. Nhìn chung là những vị trí thường đọng nước sau cơn mưa.

Hiện nay có một số giống cà phê vối không có khả năng kháng bệnh nấm hồng, khi trồng cho thấy bệnh rất ít hoặc không xuất hiện. Chẳng hạn: Giống cafe xanh lùn, giống cà phê TR4, TR9, giống vối lai TRS1, Giống cafe dây Thuận An…

Tác hại của bệnh nấm hồng cà phê

Khi nảy mầm bào tử nấm hồng phát triển hệ rễ dạng sợi có vòi hút, cắm sâu vào mô cây hút chất dinh dưỡng, phá hủy mạch dẫn. Làm cản trở chất dinh dưỡng và nước truyền lên bên trên. Gặp điều kiện môi trường thuận lợi, nấm phát triển nhanh chóng, thành từng mảng lớn… làm cây kiệt quệ, vàng úa phần thân phía trên, lá và quả rụng nhiều cuối cùng cành bệnh sẽ bị chết khô. Đặc biệt thời điểm nấm hồng gây hại mạnh thường là giai đoạn cây nuôi trái. Nếu không điều trị kịp thời sẽ làm quả non rụng nhiều. Ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của vườn cà phê bị nhiễm bệnh.

Mặc dù bệnh lây sang cây khác thường chậm hơn so với lây lan trên các cành của cùng một cây, nhưng gặp điều kiện môi trường như gió, mưa, sâu bọ, các dụng cụ lao động thì sự lây lan của bệnh cũng khó kiểm soát hơn.

Các biện pháp phòng trừ nấm hồng cà phê

Biện pháp canh tác

  • Trồng cà phê với mật độ phù hợp, không trồng quá dày
  • Đầu mùa mưa tiến hành rong tỉa các cây che bóng, bảo đảm ánh sáng vừa đủ, không quá mạnh, không quá rậm rạp
  • Cắt tỉa cành tăm, chồi vượt tạo độ thông thoáng cho cây
  • Bón phân cho cà phê cân đối giữa phân hữu cơ và phân vô cơ, đặc biệt phân hữu cơ chứa nấm đối kháng Trichoderma
  • Sử dụng các giống cà phê cao sản có khả năng kháng bệnh: Giống xanh lùn, giống TR4, giống TR9, TRS1, Giống cà phê dây Thuận An
  • Cắt bỏ những cành bệnh mang đốt tiêu hủy để tránh bệnh lây lan
  • Tiến hành các biện pháp đánh rãnh, đào mương để nước không đọng lại quá lâu sau khi mưa.

Biện pháp hóa học

Sử dụng các thuốc trị nấm chứa hoạt chất Hexaconazole, Validamycin, Albendazole… thuốc có gốc đồng, gốc bạc. Phun ướt đều trên lá, cành, nếu vết bệnh mới xuất hiện, có thể dùng cọ quét trực tiếp lên vùng bị bệnh.

Phun phòng vào đầu mùa mưa, và 1-2 lần suốt mùa mưa. Trường hợp bệnh xuất hiện nhiều, phun 2-3 lần cách nhau 7 ngày cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn

Một số thuốc trị bệnh nấm hồng trên cà phê

  • Thuốc Jinggangmeisu 5SL, 5WP, 10WP
  • Thuốc Abenix 10FL
  • Thuốc Chevin 5SC
  • Thuốc Anvil 5SC

Phun theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm hoặc hướng dẫn của cán bộ khuyến nông trong khu vực. Nếu không thấy dấu hiệu bệnh suy giảm, cần đổi thuốc vì hiện nay có một số chủng nấm có dấu hiệu kháng thuốc.

Như vậy qua bài viết này, bà con đã có thêm thông tin để phòng trừ bệnh nấm hồng trên cây cà phê. Chúc bà con có vụ mùa bội thu. Trường hợp có kinh nghiệm hay hơn, xin hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết bằng cách dùng chức năng bình luận cuối bài, gửi mail về email vuacaygiong.bmt@gmail.com hoặc nhắn tin qua Fanpage: Giống cây trồng Tiến Đạt

Xem thêm các bài viết về sâu bệnh hại cà phê tại liên kết sau

Sâu bệnh trên cây cà phê

Trường hợp bà con cần mua giống cà phê năng suất cao, kháng bệnh tốt đã đề xuất trong bài xin liên hệ vườn ươm Tiến Đạt theo thông tin sau

Vườn ươm giống cây trồng Tiến Đạt
Điện thoại: 0944 333 855 (Chị Thu)
Địa chỉ vườn ươm: 304/57 Nguyễn Lương Bằng, Xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
Email: vuacaygiong.bmt@gmail.com – Giấy phép KD: 40A8026362
Xin cảm ơn!

80%
Mức độ gây hại

Đánh giá bệnh nấm hồng trên cây cà phê

  • Mức độ phổ biến
  • Mức độ gây hại
  • Khả năng bùng phát dịch
  • Khả năng phòng trừ
Bình luận
Đang tải bình luận