VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG TIẾN ĐẠT 304/57/1 Nguyễn Lương Bằng - TP.Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk
Điện thoại: 0944 333 855 - 0967 333 855
Giấy phép kinh doanh: 40A8026362

Kinh nghiệm phòng trừ rệp muội, rệp vảy nâu – vảy xanh hại cà phê

Các loài rệp hại cà phê

Chia sẻ một số kinh nghiệm trong công tác phòng trừ rệp muội hại cà phê, rệp vảy nâu, rệp vảy xanh gây hại trên cây cà phê. Ngoài việc chọn giống cà phê năng suất thì việc phòng trừ sâu bệnh trên cà phê cũng đóng góp không nhỏ đến sự sinh trưởng, độ bền vững của vườn cà phê. Mời bà con cùng tham khảo

Các loài rệp hại cà phê
Các loài rệp hại cà phê

Đặc điểm của các loài rệp hại cà phê

Gây hại trên cây cà phê có 3 loài rệp chính: Rệp muội, rệp vảy nâu và rệp vảy xanh. Chúng thường xuất hiện đơn lẻ hoặc đồng thời khi có điều kiện phù hợp. Thường là mùa khô, giai đoạn thời tiết ít mưa

  • Rệp muội: Còn có tên gọi là rầy mềm hay rệp bông. Tên khoa học là: Aphis gossypii, tên tiếng Anh: Aphid. Thân màu xanh đen hoặc vàng xanh. Giống nhau về hình dáng, con trưởng thành có thể có cánh hoặc không. Chiều dài cơ thể 1,2 – 1,9mm. Đầu và ngực màu nâu đen, bụng vàng nhạt có khi xanh đậm. Ống bụng màu đen. Vòng đời trung bình 5-7 ngày nhưng sinh sản nhanh với sống tập trung thành tổ với số lượng lớn. Các cá thể rệp muội đều có khả năng sinh sản. Chất thải của rệp thường thu hút sự phát triển của nấm muội đen.
  • Rệp vảy nâu: Tên khoa học Saissetia hemisphaerica. Con cái trưởng thành không có cánh, phồng lên thành hình bán cầu có vỏ màu nâu. Kích thước 2-3mm. Con được có cánh màu xanh hoặc vàng nhạt, dài 1,2mm
  • Rệp vảy xanh: Tên khoa học Coccus viridis. Rệp cái trưởng thành không có cánh, mình dẹp màu xanh, bám chặt vào lá và cành non
  • Cả ba loài rệp thường tiết ra dịch ngọt, thu hút các loài kiến cộng sinh. Chúng thường ít di chuyển và đôi khi được kiến mang thức ăn đến nuôi.

Đặc điểm gây hại của của các loại rệp cà phê

  • Rệp muội: Gây hại trên nhiều loại cây trồng như cà phê, chè xanh, cam, quýt, bưởi da xanh.. Rệp bám vào lá và các ngọn non để chích hút nhựa cây, làm cho lá/ngọn biến dạng, nếu không xử lý kịp thời sẽ làm cho bộ phận đó khô héo rồi chết. Phần chất thải của rệp còn thu hút nấm muội đen phát triển, gây cản trở quang hợp giảm năng suất cây trồng. Rệp muội gây hại quanh năm, đặc biệt là giai đoạn cây ra chồi non, ra lá mới
  • Rệp vảy nâu, vảy xanh: Cũng bám chặt vào lá và cành non để hút nhựa, làm lá biến dạng, hỏng chồi. Các vườn cà giai đoạn cây con và kiến thiết, cần đặc biệt lưu ý. Rệp vảy nâu và vảy xanh thường xuất hiện nhiều vào mùa khô
  • Vết thương do rệp chích hút nhựa còn là nơi lý tưởng để các loại nấm bệnh, virus, vi khuẩn tấn công và lây lan

Biện pháp phòng trừ rệp hại cà phê

  • Biện pháp canh tác: Dọn vườn tược sạch sẽ, hạn chế cỏ dại. Áp dụng đúng kỹ thuật chăm sóc cà phê để cây khỏe mạnh.
  • Biện pháp hóa học: Vào mùa khô phun phòng rệp bằng các loại thuốc lưu dẫn, nội hấp mạnh, chứa hoạt chất – Acephate, Benfuracarb, Chlorpyrifos Ethyl, Alpha-Cypermethrin, Imidacloprid… Mỗi lần phun cách nhau 10-15 ngày. Có thể trộn thêm thuốc chứa Buprofezin để tăng tác dụng diệt trứng, ấu trùng rệp

Các thuốc trừ rệp muội, rệp vảy nâu, rệp vảy xanh

  • Chứa hoạt chất Acephate (Lancer 50SP)
  • Chứa hoạt chất Benfuracarb (Oncol 20EC)
  • Chứa hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl (Pyritox 480EC, Sairifos 585EC)
  • Chứa hoạt chất Alpha-Cypermethrin (Fastac 5EC)
  • Chứa hoạt chất Imidacloprid (Confidor 100SL)
  • Chứa hoạt chất Buprofezin (Butyl 10WP)

Trên đây là một số thông tin về các loài rệp hại cà phê và cách phòng trừ hiệu quả, bà con có kinh nghiệm hay xin hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết, bằng cách bình luận bài viết, gửi email về vuacaygiong.bmt@gmail.com hoặc nhắn tin qua Fanpage: Cây Giống Tây Nguyên.

Xem thêm các bài viết về phòng trừ sâu bệnh trên cây cà phê tại liên kết sau:

Sâu bệnh trên cây cà phê

Tìm kiếm : cách trị rệp muội, rệp muội đen hại cà phê, rep vay, rệp vảy hại cây, rep vay nau hai cay buoi da xanh, thuốc trị rệp muội đen, thuốctrirêpvảyxanh, vAy nau an

80%
Mức độ gây hại

Đánh giá mức độ gây hại của rệp muội, rệp vảy nâu, rệp vảy xanh

  • Độ phổ biến
  • Mức độ gây hại
  • Khả năng bùng phát thành dịch
  • Khả năng phòng trừ
Bình luận
Đang tải bình luận