VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG TIẾN ĐẠT 304/57/1 Nguyễn Lương Bằng - TP.Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk
Điện thoại: 0944 333 855 - 0967 333 855
Giấy phép kinh doanh: 40A8026362

Cách phân biệt các loại đinh lăng lá nhỏ, lá to, lá kim… (có ảnh minh họa)

Cách phân biệt các giống đinh lăng

Đinh lăng có mấy loại? Cách phân biệt các giống đinh lăng như giống đinh lăng lá nhỏ, đinh lăng nếp, đinh lăng lá to, đinh lăng tẻ, đinh lăng lá nhuyễn… Bài viết này chúng tôi sẽ giúp bà con giải đáp câu hỏi trên kèm theo hình ảnh của mỗi giống đinh lăng cho bà con tiện theo dõi. Xin mời bà con cùng tham khảo.

Cách phân biệt các giống đinh lăng
Cách phân biệt các giống đinh lăng

Có mấy loại đinh lăng?

Theo thống kê từ trang web wikipedia.org thì chi đinh lăng có hơn 30 loài khác nhau. Có những cây thuộc loại cây gỗ lớn, nhưng cũng có những cây dạng thân bụi, chỉ cao từ 0.8 – 1.5m, chỉ khác nhau về hình thái lá, các đặc điểm sinh trưởng tương đối giống nhau.

Có thể kể đến một số loại đinh lăng phổ biến hay gặp nhất như sau

  • Đinh lăng lá nhỏ (đinh lăng nếp)
  • Đinh lăng lá to (đinh lăng tẻ)
  • Đinh lăng lá nhuyễn (lá kim)
  • Đinh lăng lá ráng
  • Đinh lăng lá tròn
  • Đinh lăng viền bạc
  • Đinh lăng lá răng

Do đó trong quá trình chọn cây giống đinh lăng, rất nhiều bà con đã mua nhầm giống cây đinh lăng lá to hoặc đinh lăng ráng. Dẫn đến thiệt hại về kinh tế, tốn công chăm sóc mà đầu ra không có, không ai thu mua.

Nên trồng giống đinh lăng nào?

Như đã đề cập tại “Sản phẩm đinh lăng giống” và bài viết Kỹ thuật trồng đinh lăng… Nếu bà con trồng làm cảnh trong chậu hoặc hàng rào thì loại nào cũng có nét đẹp riêng của nó, tuy nhiên nếu trồng để làm kinh tế thì bà con chỉ nên trồng giống đinh lăng nếp lá nhỏ. Đây là giống đinh lăng có giá trị về mặt kinh tế, do trong thân cành lá và rễ chứa nhiều dược chất, vitamin, acid admin nhất. Hầu hết các giống đinh lăng còn lại không có hoặc có rất ít giá trị kinh tế, khó tìm đầu ra.

Vậy làm sao để lựa chọn đúng cây giống đinh lăng lá nhỏ, tránh mua nhầm giống đinh lăng khác? Đơn giản bà con chỉ cần quan sát hình thái lá của cây đinh lăng. Như phần tiếp theo chúng tôi sẽ trình bày

Hình ảnh các giống đinh lăng

Đinh lăng lá nhỏ (đinh lăng nếp)

Thân nhẵn không có gai, cao khoảng 0.8 – 1.5m, lá nhỏ xẻ thành kiểu chân chim 3-4 lần, mép lá nhọn không đều, tổng chiều dàu từ bẹ lá đến ngọn lá khoảng 20-40cm. Lá có thể dùng để ăn kèm như rau sống hoặc trộn gỏi cá. Đây là giống phổ biến nhất và có giá trị nhất về mặt kinh tế

Cây đinh lăng lá nhỏ là loại có giá trị nhất
Cây đinh lăng lá nhỏ (đinh lăng nếp) là loại có giá trị nhất

Đinh lăng lá to (đinh lăng tẻ)

Cây đinh lăng lá to thường có lá hình mũi mác, xếp cân đối trên bẹ lá, lá không xẻ thùy chân chim. Loại này thường gây nhầm lẫn với giống đinh lăng lá nhỏ, do phần thân và rễ rất giống nhau, lá non lúc mới mọc cũng nhiều nét tương đồng

Cây đinh lăng lá to
Cây đinh lăng lá to thường bị nhầm lẫn với đinh lăng lá nhỏ

Đinh lăng lá nhuyễn (đinh lăng lá kim)

Đinh lăng lá kim có lá rất nhỏ, không có phiến lá rõ rệt, cây thường sinh trưởng kém dù cùng điều kiện chăm sóc. Lá màu xanh vàng. Loại này không có nhiều giá trị

Đinh lăng lá lá kim (lá nhuyễn)
Đinh lăng lá lá kim (lá nhuyễn)

Đinh lăng lá ráng

Phiến lá dài, chia thùy cân đối, mép lá răng cưa rất rõ, nhìn rất giống lá cây dương xỉ, loại này cũng rất dễ nhầm lẫn với với đinh lăng nếp. Tên khoa học là Polyscias filicifolia.

Đinh lăng lá ráng
Đinh lăng lá ráng

Đinh lăng lá tròn

Loại này nghe tên đã có thể nhận ra ngay, lá thường có hình tròn, mép lá không có răng cưa, mặt lá bóng và phẳng, lá thuộc dạng lá đơn, không chia thùy từ bẹ lá lên chỉ có 1 lá duy nhất.

Đinh lăng lá tròn
Đinh lăng lá tròn

Đinh lăng viền bạc

Hình thái lá có thể hơi tròn hoặc dài, viền lá có màu trắng bạc, thân thường phát triển rất lớn, thường dùng làm cây cảnh, ít có giá trị kinh tế, không dùng để làm thuốc được

Đinh lăng viền bạc (đinh lăng lá vằn)
Đinh lăng viền bạc (đinh lăng lá vằn)

Đinh lăng lá răng

Cây đinh lăng lá răng có tầm vóc nhỏ và thấp với thân nhẵn, lá có hình hơi tròn răng cưa ở viền ngoài, mặt lá trơn bóng, có màu xanh đậm. thường được làm cây cảnh và không có giá trị làm thuốc.

Đinh lăng lá răng
Đinh lăng lá răng

Tìm mua giống đinh lăng nếp ở đâu?

Như vậy trên đây là một số giống đinh lăng thường gặp, kèm theo đó lá hình ảnh của mỗi loại để bà con tiện theo dõi. Hy vọng thông tin này có ích đối với bà con đang có ý định trồng cây đinh lăng làm kinh tế, hoặc làm cây dược liệu. Trường hợp bà con cần mua giống đinh lăng lá nhỏ (đinh lăng nếp) hãy liên hệ theo thông tin sau. Rất hân hạnh được phục vụ

Trung Tâm Giống Cây Trồng Tiến Đạt
Địa chỉ vườn ươm: 304/57/1 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
Điện thoại liên hệ: 0944 333 855 – Thu
Giấy phép kinh doanh: 40A8026362

Xin cảm ơn bà con! Hân hạnh được phục vụ!

Tìm kiếm : cây đinh lăng lá kim, các loại đinh lăng, đinh lăng nếp, giong dinh lang la nho, đinh lăng nếp là gì, dinh lang la tro, Dinh lang la kim, la dinh lang loai lon, đinh lăng lá nhỏ, đinh lăng lá nhỏ là gì

Bình luận
Đang tải bình luận
Chat Zalo